Bộ máy Chính phủ Việt Nam sẽ được tái cơ cấu nhằm giảm từ 30 xuống còn 21 đầu mối, bao gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan trực thuộc. Đây là bước đi quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Cụ thể kế hoạch hợp nhất
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp nhất với Bộ Tài chính thành Bộ Tài chính và Đầu tư Phát triển hoặc Bộ Kinh tế Phát triển.
- Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng trở thành Bộ Hạ tầng và Đô thị.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường sáp nhập Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông nghiệp thành Bộ Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, tránh chồng chéo nhiệm vụ; đặc biệt là trong hoạt động quản lý nguồn nước, lưu vực sông và yếu tố đa dạng sinh học.
- Bộ Thông tin và Truyền thông hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ – hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hợp nhất Bộ Nội vụ, trở thành Bộ Nội vụ và Lao động; chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban Đối ngoại Trung ương và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, trong khi Bộ Quốc phòng sẽ điều chỉnh theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Tinh gọn tổ chức và nội bộ
Bên cạnh việc sát nhập thì kế hoạch tinh gọn bộ máy tổ chức Nhà nước và nội bộ ban ngành cũng được điều chỉnh. Cụ thể như sau:
- Bộ Nội Vụ Sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sát nhập Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Hợp nhất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
- Nhiệm vụ, chức năng Ban Tôn giáo Chính phủ chuyển sang Ủy ban Dân tộc.
Các hoạt động khác hướng đến việc tinh gọn nội bộ theo tinh thần định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương đối với bộ máy Chính phủ khóa XV và XVI như sau:
- Kết thúc hoạt động Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước.
- Sắp xếp Đại học Quốc gia Thành phố HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Sắp xếp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội.
Theo đó, bộ máy còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Để đảm bảo quá trình này, cần thực hiện các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, bảo vệ tối đa quyền lợi cán bộ, công chức và viên chức. Đồng thời, phối hợp lên kế hoạch tinh giảm biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ một cách hiệu quả.
Ban Cán sự Đảng Chính phủ kết thúc hoạt động và xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn
Thành lập mới Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, Đảng uỷ Chính phủ, Đảng bộ các Bộ – cơ quan Ngang bộ – cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ trên cơ sở kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ.
Trong tình hình đó, hướng đến việc xây dựng bộ máy Nhà nước theo Nghị quyết 18-NQ/TW, phối hợp với tinh thần được quán triệt trong nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết số 27-NQ/TW và 28-NQ/TW.
Việc thay đổi, sắp xếp và tinh gọn bộ máy này sẽ phát huy tối đa vai trò của Chính phủ, đảm bảo sự công khai, minh bạch, sáng tạo, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Các bộ đa ngành, đa lĩnh vực là một trong những giải pháp cấp thiết để hướng đến việc hoàn thiện hơn nữa Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong tương lai.