Trang chủ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ Đồng chí Tô Lâm làm Tổng bí thư kế tiếp, nhiệm kỳ 2021-2026
Đồng chí Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Tô Lâm làm Tổng bí thư kế tiếp, nhiệm kỳ 2021-2026

bởi Thời sự Việt

Sáng ngày 3/8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp để giới thiệu nhân sự và bầu đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành Hội nghị. Với 100% số phiếu bầu tuyệt đối, đồng chí Tô Lâm làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư với sự ủng hộ tuyệt đối

Ngày 3/8, với 100% phiếu ủng hộ, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 bầu làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng chí Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị

Theo thông cáo từ Văn phòng Trung ương Đảng, việc bầu chọn này được thực hiện dựa trên các quy định của Đảng và định hướng giới thiệu nhân sự của Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ và đạt sự thống nhất cao, với số phiếu tuyệt đối 100%, bầu ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cam kết phấn đấu vì một Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh

Trong hơn ba phút phát biểu trước Trung ương sau khi nhậm chức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hứa sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu và phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc.” Ông khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và “tận tâm, tận lực, tận hiến, phấn đấu hy sinh vì Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh.”

Tân Tổng Bí thư bày tỏ niềm tin rằng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13 sẽ là những tập thể vững mạnh, hạt nhân quy tụ sức mạnh để thực hiện thắng lợi các chủ trương đã đề ra. Ông tin rằng những quyết sách gần đây sẽ tăng cường sức mạnh của Đảng, củng cố đoàn kết, thống nhất và niềm tin của nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tô Lâm làm Tổng bí thư

Ông Tô Lâm cũng nhấn mạnh việc tập trung chỉ đạo tổ chức tốt các công việc trong thời gian tới, hướng tới tổ chức thành công Đại hội 14 của Đảng, bao gồm việc chuẩn bị tốt công tác nhân sự các cấp.

“Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với sự đoàn kết cùng những quyết sách sáng suốt của Đảng, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng đất nước ta sẽ ngày càng phát triển phồn vinh, nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, dân tộc ta ngày càng cường thịnh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội,” ông Tô Lâm phát biểu.

Tô Lâm làm Tổng bí thư

Trước đó, Bộ Chính trị đã phân công Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 22/5. Trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, ông đã công du Lào và Campuchia, thể hiện thông điệp “ưu tiên cao nhất” mối quan hệ với hai láng giềng.

Tiếp đó, ông đã chủ trì lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch. Trong buổi hội đàm, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin đã chứng kiến lễ ký kết 11 văn kiện quan trọng giữa hai bên, bao gồm kế hoạch triển khai dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam.

Đồng chí Tô Lâm làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Ông Tô Lâm, 67 tuổi, quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã có một sự nghiệp chính trị dài và ấn tượng. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng trong ba khóa 11, 12, 13; Ủy viên Bộ Chính trị trong hai khóa 12, 13; và là đại biểu Quốc hội trong hai khóa 14, 15. Đầu năm 2019, ông được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăng quân hàm lên đại tướng, trở thành người thứ tư trong lịch sử công an nhân dân mang quân hàm cao nhất.

Đồng chí Tô Lâm làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng. Điều lệ Đảng quy định rằng Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu Bộ Chính trị và bầu Tổng Bí thư từ các Ủy viên Bộ Chính trị.

Theo quy định 214, Tổng Bí thư phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và có những phẩm chất, năng lực đặc biệt. Cụ thể, Tổng Bí thư phải có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Ngoài ra, Tổng Bí thư phải đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; và đã tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên, trừ trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Theo dõi Thời sự Việt để được cập nhật tin tức mới mỗi ngày nhé!

Bạn cũng có thể thích

Để lại bình luận